Tăng trưởng 6T2017 đến từ
mảng LPG.
Doanh thu và LNST của PGS đạt lần lượt 3.120 tỷ đồng
(+47,5% yoy) và 54 tỷ đồng (-81,5% yoy). Nếu loại trừ lợi nhuận tài chính từ việc
thanh lý các công ty con trong 6T2016 thì LNST từ hoạt động kinh doanh cốt lõi
tăng 37% yoy. Trong đó, doanh thu LPG chiếm 77,2%, đạt 2.307 tỷ đồng và doanh
thu CNG chiếm 18,3%, đạt 548 tỷ đồng.
Đẩy
mạnh quảng cáo bán hàng mảng LPG dân dụng. Công ty đặt mục tiêu giành lấy thị
phần mảng bán lẻ LPG bằng chiến lược tăng cường nhận diện thương hiệu thông qua
quảng cáo và giữ khách hàng bằng ứng dụng trên điện thoại. Sản lượng LPG dân dụng dự
báo tăng trưởng 12% trong năm 2017.
Tăng
trưởng mảng CNG được kỳ vọng từ năm sau. Việc
đầu tư nâng cấp trạm giải nén Mỹ Xuân, Hiệp Phước và xây dựng một trạm giải nén
mới sẽ được tiến hành đồng bộ với việc liên kết đầu vào tại khách hàng. Theo đại
diện công ty, việc kết nối sẽ được hoàn thành trong Quý 4/2017 đối với khách
hàng Thép Nam Kim và trong đầu năm 2018 đối với Tôn Hoa Sen. Sau thời gian kết
nối sẽ là giai đoạn chạy thử nghiệm, do đó tăng trưởng sản lượng tiêu thụ khí
CNG sẽ đến từ năm sau. Chúng tôi ước sản lượng CNG ở mức 115 triệu
m3, tăng 9,2% yoy chủ yếu từ các khách hàng hiện hữu.
Chờ
đợi việc GAS nâng tỷ lệ sở hữu tại PGS từ 35,26% lên 51%. Chúng tôi cho rằng PVGAS sẽ không thực hiện tăng vốn tại
PGS thông qua phương án phát hành riêng lẻ. Được biết PVGAS đã tìm tổ chức tư vấn
để tìm phương án nâng sở hữu. Có thể việc nâng sở hữu sẽ được thực hiện dần dần
thông qua nhiều đầu mối và khả năng cao sẽ hoàn thành trong Q4/2017.
Quan
điểm đầu tư: Tại mức giá giao dịch hiện tại 18.800 đồng/cổ
phần, cổ phiếu PGS có P/E là 10,2x, mức định giá đã khá hợp lý. Việc PVGAS nâng tỷ lệ sở
hữu tại PGS khi được công bố chính thức sẽ tác động tích cực đến diễn biến giá
cổ phiếu trong ngắn hạn, tuy nhiên về dài hạn tác động đến giá cổ phiếu còn phải
xem xét đến chính sách của PVGAS đối với chiến lược phát triển của PGS.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để có báo cáo đầy đủ và chi tiết hơn !